Để con "tâm phục khẩu phục"
Để dạy con nghe lời và sinh hoạt một cách có kỷ luật, không cách gì hiệu quả hơn là việc duy trì một số nguyên tắc nhất quán trong suốt một khoảng thời gian cho đến khi bé đã hình thành nên những thói quen ổn định. Nếu bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu, hãy thử áp dụng cho mình các quy tắc dưới đây:
Quy tắc số 1: Con không được ở trong phòng trong lúc mẹ đang làm việc, trừ khi con cũng làm việc
Mục tiêu: Tạo động lực để bé giúp mẹ, hoặc thôi không quấy quả trong khi mẹ làm việc.
Nguyên tắc đầu tiên để dạy con nghe lời, đó là bạn cần hiểu được lối tư duy của trẻ. Các bé thật sự muốn được ở bên bạn mọi lúc mọi nơi và bạn không thể bắt ép chúng giúp đỡ bạn.
Bạn có thể bảo rằng con không cần phải giúp mẹ, nhưng con cũng không thể chỉ ngồi nhìn như thế. Con phải ra chỗ khác khi mẹ đang làm việc. Khi phải chọn lựa giữa có mẹ và gấp quần áo hoặc không có mẹ, phần lớn các bé liền chọn ngay cách đầu tiên.
Quy tắc số 2: Sau 9 giờ, mẹ sẽ nghỉ
Mục tiêu: Tập cho bé đi ngủ đúng giờ, thu xếp khoảng thời gian riêng cho mẹ
Lại một lần nữa, bạn cần nhớ rằng để dạy con nghe lời, không nhất thiết bạn phải bảo bé làm cái này cái nọ. Trước hết, hãy điều chỉnh chính bản thân mình. Chẳng hạn, hãy kiên trì thói quen ngừng tất cả “nhiệm vụ” dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa hay thậm chí là dỗ con đi ngủ nếu đã quá 9 giờ tối. Sau 9 giờ, bạn sẽ tận hưởng thời gian dành riêng cho mình và không chấp nhận ai làm phiền. Anh xã sẽ nhanh chóng hiểu ra rằng, nếu không xắn tay giúp đỡ bạn trước đó thì chàng sẽ chính là người phải dỗ các con đi ngủ sau 9 giờ tối. Các bé cũng sẽ hiểu rằng, chỉ có vào giường từ sớm thì mới có nhiều thời gian để nhỏ to cùng mẹ.
Quy tắc số 3: Thỏa thuận cùng nhau
Mục tiêu: Hòa bình và im lặng
Bạn luôn muốn lũ trẻ được thỏa thích nô đùa ầm ĩ mỗi khi chúng thích. Nhưng bạn cũng thấy mình không nhất thiết phải trở thành một khán giả/nạn nhân bất đắc dĩ dù chỉ trong vài phút, và cũng không muốn phải hét lớn để át tiếng ồn ào náo nhiệt của chúng mỗi khi nói chuyện điện thoại. Chẳng có gì là sai nếu bạn nói với các con rằng cứ thể thoải mái hát múa khua chiêng đánh trống tùy thích, nhưng không phải ở đây. Quy tắc này cũng được áp dụng khi các con giận hờn, nhăn nhó hay rên rỉ lải nhải.

Để dạy con nghe lời, bạn sẽ cần phải uyển chuyển, linh động theo từng tình huống để đưa ra nguyên tắc phù hợp với bé
Nguyên tắc số 5: Chúng ta không tranh luận về tiền bạc!
Mục tiêu: Hạn chế trẻ đòi mua những món không cần thiết
Bạn không cần nhiều lời để dạy con nghe lời trong chuyện mua sắm. Cơ bản là bạn chỉ cần nói “có” hoặc “không” khi trẻ đòi mua một món nào đó mà không cần giải thích về quyết định này. Nếu bé phản ứng, bạn chỉ cần lặp lại, một cách thật điềm tĩnh, câu thần chú trên – rằng bạn sẽ không tranh cãi về chuyện tiền bạc. Bí quyết là bạn phải tin chắc vào sức thuyết phục của mình và tuyệt đối không tranh luận. Chỉ cần lặp lại câu thần chú ấy, một cách thật bình tĩnh.
Khi trẻ muốn tiêu “tiền túi” của chính mình, nếu muốn, bạn có thể chỉ ra những sai lầm mà trẻ có thể mắc phải khi mua sắm. Tuy nhiên, không nên áp đặt trẻ trừ khi việc mua sắm ấy có liên quan đến sức khỏe hay sự an toàn của trẻ. Và trên hết, bạn không tranh cãi về tiền nong. Trẻ có thể lựa chọn sai, nhưng chúng cũng sẽ rút ra được những bài học bổ ích. Và cả nhà đều được vui vẻ mua sắm cùng nhau.
Quy tắc số 6: Mẹ sẽ không thể hiểu con nếu con có thái độ như thế
Mục tiêu: Chặn đứng những cơn khóc nhè, la hét và thái độ hỗn xược
Quy tắc này phải được áp dụng thật sự nhất quán để có thể phát huy hiệu quả. Điều cốt lõi là mỗi khi bé ra lệnh (thay vì xin phép) bạn làm điều gì đó, hoặc khi bé mè nheo hay nói năng theo cách mà bạn không hài lòng, bạn sẽ bình tĩnh cho bé biết rằng bạn không hiểu thái độ ấy. Nên hạ giọng xuống, như thế sẽ làm không khí bớt căng thẳng. Đây là một phương pháp tiết chế, vì thế bạn hãy bình tĩnh lặp lại quy tắc này vài lần và cố gắng không lên giọng với bé. Một đứa bé mè nheo hay cư xử hỗn hào rõ ràng là đang cố gắng thu hút sự chú ý hoặc tỏ ra thống khổ quá mức. Quy tắc này sẽ không cho bé đạt được cả 2 mục đích đó. Để dạy con nghe lời, trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải cứng rắn một chút.
Quy tắc số 7: Chẳng có gì gọi là chán cả!
Mục tiêu: Giúp bé không phải than phiền “Con chán”, dạy bé cách tự tìm niềm vui
Có rất nhiều cách để con không thấy nhàm chán. Chẳng hạn, khi bé bảo rằng con chán quá, bạn chỉ đơn giản là phủ định “làm gì có chuyện đó”. Tỉnh thoảng bạn có thể nói thêm: “Chả có gì gọi là chán cả, đó chẳng qua chỉ là thiếu trí tưởng tượng mà thôi” hoặc “… chỉ là sự biếng nhác của tinh thần”.